|
Số lượt truy cập
Đang có 1 người xem.
|
|
Search in TCYH
* Năm 2014 - Tập 18 - Số 2
|
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CỦA VAN HAI LÁ CƠ HỌC SAINT JUDE BẰNG SIÊU ÂM TIM TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
|
|
Nguyễn Thị Tuyết Hằng*, Bùi Thị Mỹ Trang*, Lê Thị Thùy Dung*, Lê Thanh Toàn**,
Phạm Thị Thanh Mai** |
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Đánh giá hoạt động, xác định các chỉ số huyết
động bình thường và bất thường của van hai lá cơ học loại St. Jude bằng siêu
âm tim hai bình diện, siêu âm Doppler màu, PW Doppler, CW Doppler.
Đối tượng-Phương pháp: tiến cứu, mô tả cắt ngang. Từ 06/2012 đến
09/2012, 70 bệnh nhân đã được phẫu thuật thay van 2 lá cơ học loại St.Jude, tới
tái khám tại phòng khám khoa Phẫu thuật tim hở - BV Chợ Rẫy và có chỉ định siêu
âm tim kiểm tra.
Kết quả: 83,3% trường hợp trên Doppler màu có hiện tượng hở
van cơ học sinh lý (dòng hở trong van, tia nhỏ, chiều dài dòng hở ngắn). Trên
doppler PW và CW, dòng chảy qua van 2 lá cơ học có: vận tốc đỉnh
Vpeak:1,54±0,28 m/s, chênh áp đỉnh Gpeak:11,23 ± 4,92 mmHg, vận tốc trung bình
Vmean:0,96 ± 0,37 m/s, chênh áp trung bình Gmean: 3,85 ± 1,85 mmHg, PHT=84,79 ±
18,63 ms, diện tích lỗ van hiệu dụng EOA PHT = 3,01± 0,58 cm2,
diện tích lỗ van hiệu dụng EOAPTLT = 1,92 ± 0,64cm2, chỉ
số VTIMV/ VTILVOT = 1,49 ± 0,52. 12,7% bệnh nhân có tình
trạng bất thường của van hai lá cơ học St. Jude với: vận tốc đỉnh Vpeak
>1,96 m/s, chênh áp trung bình tăng > 10,2 mmHg, PHT tăng>150 ms và chỉ
số VTIMV/ VTILVOT > 2,34.
Kết luận: Siêu âm tim đóng vai trò quan trọng trong việc
theo dõi và đánh giá hoạt động của van 2 lá nhân tạo, giúp phát hiện sớm những
tình trạng bất thường của van.
Từ khóa: siêu âm tim qua thành ngực, siêu âm tim thực quản,
van 2 lá cơ học Saint Jude
|
ABSTRACT :
Objectives: To evaluate the activities as well as to
determine the normal and abnormal hemodynamic parameters of Saint Jude prosthetic mitral valve by the
echocardiography (2D, PW Doppler, CW Doppler)
Methods: a cross-sectional prospective study was carried
out from June 2012 to September 2012. 70 patients replaced Saint Jude
prosthetic mitral valve, were
followed- up at Open Heart Surgery department, Cho Ray hospital.
Results: 83,3% of the subjects have physiological
regurgitant phenomena (intraprosthetic flow, some small jets, low velocity, all
jets are short) on color Doppler. Peak velocity of the transprosthetic valves
flow are 1,54±0,28 m/s; mean velocity are 0,96 ± 0,37 m/s; peak gradient are
11,23 ± 4,92 mmHg; mean gradient are 3,85 ± 1,85 mmHg; PHT of the
transprothetic flow are 84,79 ± 18,63ms; effective orifice area calculated from
PHT are 3,01± 0,58cm2; the ratio of the transprosthetic velocity
time integral/ the left ventricular out tract velocity time integral are 1,49 ±
0,52. 12,7% patients have abnormal prosthetic mitral valve with Vpeak >1,96
m/s, Gmean > 10,2 mmHg, PHT >150 ms and ratio VTIMV/ VTILVOT
> 2,34.
Conclusions: Echocardiography is an important method to follow- up
patients after valve replacement , to
evaluate the activities , the hemodynamic parameters and early detecting
abnomal status of Saint Jude prosthetic mitral valves.
Key words: transthoracic echocardiography, transesophageal
echocardiography, prosthetic mitral valve.
|
Toàn văn HTML |
Toàn văn PDF
|
|
|
|