Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thành công (về kỹ thuật, về giảm ứ
mật), tỷ lệ biến chứng
(sớm, muộn), và thời gian sống thêm sau thủ thuật dẫn lưu
và đặt stent đường mật xuyên gan qua da ở BN tắc mật do ung thư
tiến xa.
Phương pháp: Đây là báo cáo loạt ca gồm 35 bệnh nhân trong thời gian 1/2014-3/2016, tại
Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Mười chín BN được chỉ định DLĐMXGQD và 16 BN được
chỉ định đặt stent kim loại qua da.
Kết quả: Tỉ lệ thành công về kỹ thuật đối với DLĐMXGQD là
100% và đối với đặt stent là 80%. Thành công về mặt giảm ứ mật (giảm bilirubin/máu)
của dẫn lưu và đặt stent kim loại đường mật qua da ở thời điểm sau thủ thuật 3
ngày và 2 tuần lần lượt là 74,3% và 97,1%. Biến chứng sớm gặp ở 17,1% BN, trong đó: 8,6% nhiễm
trùng đường mật sớm, 2,9% thủng đường mật, 2,9% viêm túi mật cấp, 2,9% suy gan cấp. Một BN (2,9%) tử vong sớm
sau DLĐMXGQD. Biến chứng muộn sau thủ thuật gặp
ở 39,2% BN. Thời gian sống thêm khoảng 135 ngày sau thủ thuật,
trong đó với đặt stent kim
loại là 201 ngày,
với dẫn lưu mật qua da là 85
ngày.
Kết luận: Nên đặt stent kim loại hay dẫn lưu mật xuyên gan
qua da cho những BN tắc mật do ung thư ở giai đoạn tiến
xa mà còn phù hợp để can thiệp giảm nhẹ bằng ngã này.
Từ khóa: Dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da, tắc mật, ung
thư tiến xa, stent.