Untitled Document
Đăng nhập
Username:
Password:

Số lượt truy cập

Đang có 1 người xem.

Search in TCYH

Keywords    

TÌM KIẾM NÂNG CAO          
  Tác giả :
Nhan đề :
Tóm tắt :
Title :
Abstract :
Từ năm :    đến :

* Năm 2017 - Tập 21 - Số 1
VAI TRÒ X QUANG ĐƯỜNG MẬT TRONG PHẪU THUẬT MỞ ỐNG MẬT CHỦ LẤY SỎI

Phan Minh Trí*, Nguyễn Hải Nam*

TÓM TẮT :

Mục tiêu: Đánh giá vai trò của X quang đường mật trong phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi.

Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả, được thực hiện từ 06/2015 đến 01/2016 trên 90 bệnh nhân chẩn đoán sỏi đường mật chính được phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi tại khoa Ngoại Gan Mật Tuỵ bệnh viện Chợ Rẫy.

Kết quả: Tỉ lệ sót sỏi trên phim chụp X quang đường mật trong phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi là 27,7%. Các yếu tố có ảnh hưởng đến tỉ lệ sót sỏi: số lượng sỏi, tình trạng sỏi đóng khuôn, vị trí sỏi phân bố theo đường mật trong ngoài gan, vị trí sỏi trong gan phân bố theo đường mật gan trái - gan phải, số lượng phân thuỳ có sỏi. Tỉ lệ hẹp đường mật trong nghiên cứu là 21,1%. Tuy nhiên có 24,4% trường hợp không xác định được có hẹp đường mật hay không. Thái độ xử trí của phẫu thuật viên sau khi đánh giá phim X quang đường mật trong phẫu thuật: 72,2% đánh giá sạch sỏi và đặt dẫn lưu Kehr, 15,5% nhận định còn sỏi và chủ động để lại sỏi, 12,2% đánh giá còn sỏi sót và tiếp tục lấy sỏi.

Kết luận: X quang đường mật trong phẫu thuật là một thủ thuật an toàn, giúp hạn chế tình trạng sót sỏi, cần khuyến khích các phẫu thuật viên thực hiện thủ thuật này đến khi đảm bảo được yêu cầu đề ra (sạch sỏi).

Từ khoá: X quang đường mật trong mổ, sỏi đường mật.

ABSTRACT :

Purpose: The aim of this study was to evaluate the role of intraoperative cholangiography (IOC) in bile-duct-remove-stones-surgery.

Object and methods: Prospective from 06/2015 to 01/2016, there was 90 patients diagnosed and treated by common bile duct exploration and used intraoperative cholangiography.

Results: From this study, the residual stone rate detected in intraoperative cholangiogram is 27.7%. Factors affect the residual stone rate: the quantity of stone, the impacted stones, intra or extrahepatic biliary stone’s positon, left or right intrahepatic stone’s position, the quantity of segment localized stone. Bile duct stricture rate were notice in 19 patients (21.1%). After IOC, the clearance stone rate is 72.2%, the residual stone rate is 27.7% in which: 15.5% patients will perform biliary stone extraction via T-tube tract later and 12.2% patients explore the CBD again to remove stones.

Conclusion: Intraoperative cholangiography is safe and need to encouraged. It reduce the residual stone rate.

Key words: Intraoperative cholangiography, bile duct stone.

Toàn văn HTML |  Toàn văn PDF