Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, ung thư tuyến tiền liệt là một
trong 10 loại ung thư thường gặp ở nam giới. Những năm trước đây, ung thư tuyến
tiền liệt được chẩn đoán bằng các phương pháp khác nhau, tuy nhiên mỗi phương
pháp còn các mặt hạn chế. Ngày nay cộng hưởng từ đặc biệt cộng hưởng từ tăng
quang động (CHTTQĐ) hiện là phương pháp rất có giá trị trong chẩn đoán ung thư
tuyến tiền liệt.
Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu là xác định vai trò của cộng
hưởng từ tăng quang động trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt phân
biệt tổn thương ung thư và không ung thư của tuyến tiền liệt.
Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu: Trong thời gian
5/2015 – 4/2016, có 32 bệnh nhân có PSA cao được chụp CHTTQĐ tuyến tiền liệt. Kết
quả được đối chiếu với kết quả sinh thiết siêu âm qua ngã trực tràng (TRUS).
Chúng tôi so sánh hai nhóm (ung thư/UT và không ung thư/KUT) với các biến: thời
gian bắt thuốc”khởi đầu”, thời gian đạt đỉnh bắt thuốc, tín hiệu mô đỉnh bắt
thuốc, tỷ lệ ngấm thuốc… Phân tích đường cong ROC để tìm ngưỡng các giá trị
trong phân biệt UT và KUT.
Kết quả: Tuổi bệnh nhân từ 52 đến 94 (trung bình 73±11 tuổi).
6 bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh KUT (19%), 26 bệnh nhân UT (81%). Đường
cong bắt thuốc của nhóm UT chủ yếu là dạng cao nguyên (dạng có sự thải thuốc).
Trung bình tín hiệu mô đỉnh bắt thuốc của nhóm KUT và UT lần lượt là 229.5 ±
20.5 và 304.9 ± 19.1. Trung bình tỷ lệ ngấm thuốc của nhóm KUT và UT lần lượt
là 1.2 ± 0.4/giây and 8.4 ± 1.1/giây. Trung bình các giá trị của tổn thương UT
thấp hơn có ý nghĩa so với tổn thương KUT (p<0,05). Trên đường cong ROC, với
ngưỡng của giá trị tín hiệu mô tại đỉnh bắt thuốc và tỷ lệ ngấm thuốc là 246,45
và 3,354/giây, CHTTQĐ cho độ nhạy 80,8 – 92,3% và độ đặc hiệu 66,7 – 100%.
Kết luận: Cộng hưởng từ tăng quang động có thể sử dụng phân
biệt mô lành và mô ác của tuyến tiền liệt với độ chính xác cao.
Từ khoá: Ung thư tuyến tiền liệt, không ung thư, tăng
quang động, cộng hưởng từ tăng quang động, siêu âm qua ngả trực tràng