Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán, kết quả điều
trị và tổn thương tim của các bệnh nhi bệnh Kawasaki thể không hoàn toàn so
sánh với nhóm Kawasaki thể hoàn toàn.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt
ngang.
Kết quả: 141 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 108 bệnh nhân được chẩn
đoán Kawasaki hoàn toàn (76,6%) và 33 bệnh nhân Kawasaki không hoàn toàn
(23,4%). 64% nhóm bệnh không hoàn toàn < 12 tháng. Dấu hiệu viêm kết mạc,
phù chi và hồng ban ở nhóm Kawasaki không hoàn toàn ít hơn hẳn so với nhóm hoàn
toàn, mặc dù hạch cổ là dấu hiệu ít gặp nhất ở cả hai nhóm. Không có sự khác biệt
nhiều khi so sánh kết quả cận lâm sàng, nhưng nhóm Kawasaki không hoàn toàn có
khuynh hướng giảm Hb máu và tăng tiểu cầu sớm ở ngày 4-7. Nhóm Kawasaki không
hoàn toàn được chẩn đoán muộn hơn (7,7 ngày so với 5,6 ngày). Bạch cầu/ máu
> 15000/mm3, thiếu máu theo tuổi và tiểu cầu ≥ 450 000 sau 7 ngày
là các cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán. Kết quả điều trị và biến chứng tim mạch
không khác nhau giữa hai nhóm. 1 trường hợp Kawasaki hoàn toàn, kháng IVIG, đột
tử vào ngày thứ 14 của bệnh, chiếm 0,7% tổng số bệnh nhân điều trị.
Kết luận: Việc chẩn đoán Kawasaki khi bệnh không có đầy đủ các biểu hiện là một thử
thách đối với bác sỹ đa khoa. Áp dụng hướng dẫn AHA/AAP vẫn còn các trường hợp
không thỏa. Sưng đỏ sẹo BCG là một dấu hiệu đáng quan tâm dù không nằm trong
tiêu chuẩn chẩn đoán.
Từ khóa: Bệnh Kawasaki- thể hoàn toàn- thể không hoàn toàn.