|
Số lượt truy cập
Đang có 1 người xem.
|
|
Search in TCYH
* Năm 2018 - Tập 22 - Số 4
|
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẠCH CẦU CẤP DÒNG TỦY Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
|
|
Bùi Thị Mỹ Hương**, Nguyễn Hoàng Quý**, Nguyễn Đình Văn***, Trần Thị Mộng Hiệp* |
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bạch
cầu cấp dòng tủy (BCCDT) ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2011 đến
tháng 5/2016.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Từ tháng 1/2011 đến tháng 5/2016, có 68 bệnh nhi
bạch cầu cấp dòng tủy được điều trị tại khoa Ung bướu huyết học bệnh viện Nhi đồng
2 với các đặc điểm: Tuổi trung bình mắc bệnh là 5,0 ± 3,9 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ là
0,94/1. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là thiếu máu, sốt, xuất huyết
và gan lách to. Có 1/4 trường hợp (17 ca) nhập viện với số lượng bạch cầu >
50.000/mm3, và 29 trường hợp ghi nhận có tế bào non ở máu ngoại vi.
Phân nửa các trường hợp (34/68) có tình trạng thiếu máu nặng với Hb < 8g/dL,
và 13/68 (19%) trường hợp ghi nhận có giảm tiểu cầu < 20.000/mm3.
Trong các thể bệnh BCCDT thì thể M2 gặp nhiều nhất với 18/68 (26,5%), 8 trường
hợp BCCDT thể M3, 1 trường hợp không phân loại được dòng và 1 trường hợp biphenotype.
Sau khi hóa trị tấn công, tỉ lệ lui bệnh hoàn toàn của phác đồ 7-3, BFM 98,
phác đồ APL (cho thể M3) lần lượt là 89,4%, 90,3% và 87,5%. Tác dụng phụ thường
gặp nhất là rụng tóc, kế đến là nôn – buồn nôn, viêm loét miệng. Biến chứng hay
gặp nhất là nhiễm trùng. Tỉ lệ sống toàn bộ sau 3 năm của các phác đồ 7-3, BFM
98 và APL (cho thể M3) là 21,1%, 41,9% và 87,5%.
Kết luận: Bạch cầu cấp dòng tủy là một bệnh ác tính, tỉ lệ
tái phát cao, sau hóa trị thường gặp nhiều biến chứng, trong
đó có thể tử vong do nhiễm trùng nặng. Vì vậy chúng ta cần tăng cường kiến thức
chăm sóc cho thân nhân bệnh nhi cũng như chăm sóc hỗ trợ để kéo dài thời gian sống
cho bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy.
Từ khóa: Bạch cầu cấp dòng tủy trẻ em, phác đồ 7-3, BFM
98, APL.
|
ABSTRACT :
Objective: To determine the epidemiological, clinical,
paraclinical characteristics and evaluate the results of treatment in acute
myeloid leukemia (AML) at Department of Hematology-Oncology, Children’s
Hospital 2 from January 2011 to May 2016.
Method: Case series.
Results: From January 2011 to May 2016, 68 patients with
acute myeloid leukemia were treated at the Department of Hematology-Oncology,
Children’s Hospital 2. The mean age was 5.0 ± 3.9 years. The male / female
ratio was 0.94 /1. The most common clinical symptoms are anemia, fever,
hemorrhage, and hepatosplenomegaly. One quarter of the cases (17 children) had
white blood cells> 50,000/mm3, and peripheral blood was detected
in 29 cases. Severe anemia with Hb <8g/dL was found in half of the cases
(34/68) and thrombocytopenia <20,000 / mm3 in 13/68 of the cases
(19%). In AML patients, M2 was most common with 18/68 of the cases (26.5%), 8
cases with M3, one unclassified case and one biphenotype case. After induction
chemotherapy, the complete recovery rate of 7-3, BFM 98 and APL protocol (for
M3) was 89.47%, 90.24% and 87.5% respectively. The most common side effect is
hair loss, vomiting - nausea, mouth ulcers. Infection is common complication.
Overall survival rate after 3 years of 7-3, BFM 98 and APL (for M3) protocol
was 21.1%, 41.9% and 87.5% respectively.
Conclusions: Acute myeloid leukemia is a malignant disease,
with a high rate of recurrence. After chemotherapy, there are many
complications, which can be fatal such as severe infection. Therefore, we need
to increase the knowledge of care for patient’s family as well as care and
support to extend the life of patients with acute myeloid leukemia.
Keywords: acute myeloid leukemia in children, 7-3 protocol,
BFM 98 protocol, APL protocol.
|
Toàn văn HTML |
Toàn văn PDF
|
|
|
|