|
Số lượt truy cập
Đang có 1 người xem.
|
|
Search in TCYH
* Năm 2018 - Tập 22 - Số 4
|
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NẶNG CÓ SỐC
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ 01/01/2015 ĐẾN 31/12/2016
|
|
Văn Thị Cẩm Thanh*, Đoàn Thị Ngọc Diệp** |
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm
sàng và điều trị bệnh nhân SXHD nặng có sốc tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ
01/01/2015 đến 31/12/2016.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2016 có 322 bệnh
nhân sốt xuất huyết Dengue nặng có sốc tại bệnh viện Nhi Đồng 2. 4-10 tuổi chiếm
71,1%, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1, dư cân – béo phì chiếm 35,1%. Đa số bệnh nhân
vào sốc vào ngày 4 – ngày 5 (75,1%) với tình trạng không sốt khi vào sốc (72%).
Tỉ lệ xuất huyết dưới da là 81,7%, xuất huyết tiêu hóa là 6,8%. 43,8% bệnh nhân
có số lượng bạch cầu bình thường theo tuổi, 0,9% bệnh nhân có số lượng bạch cầu
tăng khi vào sốc. Số lượng tiểu cầu lúc vào sốc < 100 K/µL chiếm tỉ lệ
98,4%. Hct khi vào sốc là 48,7% ± 4,4%. TDMP chiếm 90,5%, TDMB chiếm 80,2%. Đa
số đều là tràn dịch lượng ít đến trung bình. Sốc nặng chiếm 12,4% , với 4,3%
trường hợp sốc kéo dài. Tỉ lệ tái sốc là 21,1% , có 97,5% trường hợp tái sốc
trước 24 giờ. Suy hô hấp chiếm 24,8%. Men SGOT và SGPT > 40 UI/L chiếm 98,8%
và 81,8%. Tỉ lệ tổn thương thận cấp là 7,1%, rối loạn đông máu chiếm 69,1%.
52,5% số bệnh nhân có sử dụng cao phân tử. Lượng dịch truyền chống sốc là 115,9
± 44,8 ml/kg. Thời gian truyền dịch là 20,2 ± 8,9 giờ. 11,5% trường hợp được
truyền máu và các chế phẩm máu. Tỉ lệ bệnh nhân được hỗ trợ hô hấp qua oxy
canula là 7,5%, NCAP là 15,8%, thở máy là 6,8%. Có 14 bệnh nhân tử vong (chiếm
4,3%). Đa số nhập viện Nhi đồng 2 trong tình trạng nặng: sốc nặng (1/9 bệnh
nhân), tái sốc (2/9 bệnh nhân), SXHD nặng tổn thương đa cơ quan (4/9 bệnh
nhân). Tất cả bệnh nhân tử vong trong bệnh cảnh phối hợp sốc kéo dài – suy đa
cơ quan, xuất huyết nặng.
Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp một cách nhìn
tổng quát về tình hình sốt xuất huyết trong khoảng thời gian 2 năm 2015-2016, từ
đó gợi ý một số điểm mới trong thực hành chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết
Dengue.
Từ khóa: Sốc sốt xuất huyết Dengue.
|
ABSTRACT :
Objectives: To investigate the epidemiologic, paraclinical
findings and treatment characteristics in children with Dengue shock syndrome
at Children’s hospital 2 from 1st January 2015 to 31st December 2016.
Methods: Descriptive study.
Results: From 1st January 2015 to 31st December 2016,
there were 322 children with Dengue shock syndrome admitted at Children’s
hospital 2. The age of 4-10 year accounted for 71.1%, female to male ratio was
1:1 and 35.1% of patients were overweight and obesity 35.1%. The majority of
patients got shock on the 4th, 5th day (75.1%) and most
of them had no fever at that time. Clinical bleeding signs were: petechia
(81.7%), gastrointestinal haemorrhages (6.8%). At the beginning of shock, 43.8%
of patients had normal range of leukocyte and 0.9% of patients had
leukocytosis. The rate of platelet under 100 K/µL was 98.4% and the mean Hct
was 48.7% ± 4.4% at the beginning of shock. Pleural effusions and peritoneal
effusion occurred in 90.5% and 80.2% of patients, the amount of fluid was small
to moderate in most cases. Severe shock syndrome was 12.4%. 4.3% of patients
were prolonged shock syndrome. The rate of recurrent shock was 21.1%, 97.5% of
recurrent shock happened within 24 hours. Respiratory failure occurred in 24.8%
of patients. SGOT > 40 UI/L and SGPT > 40 UI/L were 98.8% and 81.8%. The
rate of acute kidney injury and coagulation abnormalities was 7.1% and 69.1%.
The mean fluid volume was 115.9 ± 44.8 ml/kg in 20.2 ± 8.9 hours. The
proportions of patients using colloid fluids were 52.5%. 11.5% of patients were
received blood transfusion. The rate of patients needed to respiratory support methods: nasal cannula (7.5%),
NCAP (15.8%), mechanical ventilation (6.8%). There were 14 patients who died.
The most cases admitted hospital in severity: server shock (1/9 patients),
recurrent shock (2/9 patients), multiple organ dysfunction syndrome (4/9 patients).
All of them died because of prolonged shock, multiple organ dysfunction
syndrome and severe haemorrhage.
Conclusions: Our study described
Dengue shock syndrome in the two-year period from 2015 to 2016 in general,
therefore it suggested some new characteristics in diagnosis and treatment
Dengue shock syndrome.
Key word: Dengue shock syndrome.
|
Toàn văn HTML |
Toàn văn PDF
|
|
|
|